HomeReview sáchTúp lều bác Tôm - Harriet Beecher Stowe

Túp lều bác Tôm – Harriet Beecher Stowe

“Chẳng phải tất cả chúng ta đều mang một trái tim nóng hổi và đầy cảm xúc, đều là con người dù ở bất cứ màu da gì hay sao?”

Xứng đáng là tác phẩm văn học kinh điển thế giới, Túp Lều Bác Tôm đã lột tả đầy chân thực chế độ nô lệ người da đen tại Mỹ. Nếu không có chuyến tàu hải tặc năm 1619 tại cập bến Virginia, đổi hơn 20 nô lệ da đen để lấy lương thực, khơi đầu cho chế độ nô lệ ở các bang thuộc địa Anh và sau đó là Mỹ. Thì có thể, có thể thôi, tác phẩm này đã không ra đời.

Tup leu bac Tom
Túp lều bác Tôm – Harriet Beecher Stowe

Nếu nạn khủng bố đàn áp người Do Thái đã quá tàn nhẫn, khủng khiếp qua các nhiều tác phẩm, chẳng hạn như Đi tìm lẽ sống (một cuốn sách tâm lý học của Victor Frankl – người Do Thái trong trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã) thì chế độ nô lệ da đen tại Mỹ lại gây nên những nỗi đau dai dẳng truyền đời cho các thế hệ người da đen. Sẽ có hàng vạn người như bác Tôm, sống theo tín ngưỡng, tin tưởng rằng thân phận mình do Chúa sắp xếp, chấp nhận và chịu đựng. Và sẽ có rất ít người như vợ chồng Eliza cùng đứa con bỏ trốn, tin rằng bản thân cũng là một con người, xứng đáng được tự do. Cuốn sách khắc họa rất rõ hai con đường để thực hiện lý tưởng tự do.

Mình sẽ không bàn sâu về chế độ nô lệ da đen nữa, có khi lên báo đọc sẽ hay hơn chục lần. Nhưng mình rất muốn trích những câu nói như cứa vào tim gan người đọc của Túp lều bác Tôm, những câu nói mãi chẳng thể đáp lại được, cũng chính là những câu nói khắc họa rõ nhất cho tinh thần cuốn sách này:

“Cần bao nhiêu lương tâm cho việc buôn bán?” – Câu hỏi của kẻ chuyên buôn người.

“Họ không giống người da trắng đâu.” – Câu nói được lặp lại không biết bao lần.

“Một tên da đen được dạy bảo đúng đắn là đứa không bao giờ được nuôi hy vọng gì.” – Lời của ông chủ nô lệ da đen.

“Chỉ có sự tuyệt vọng điên dại mới khiến người ta nhảy được như vậy” – Lời mô tả của tác giả dành cho Eliza khi dám ôm con nhảy qua dòng sông băng tử thần.“

“Thưa ông chủ, vâng”. Những tiếng bất di bất dịch ấy, bao nhiêu năm nay đã từng là tiếng chủ yếu của châu Phi đau khổ.”

“Tôi tự hỏi nếu người ta làm bản kê khai tôi, thì tôi đáng giá bao nhiêu?” – Người ta chỉ làm bản kê khai món “tài sản” da đen, nhưng chưa từng định giá cho một người da trắng.

Tup leu bac Tom
Túp lều bác Tôm – Harriet Beecher Stowe

“Trong vấn đề nô lệ, chỉ có một ý kiến đúng đắn nhất. Bọn chủ đồn điền, mà chế độ nô lệ mang bạc vàng đến cho chúng; bọn thầy tu, muốn làm vui lòng bọn chủ đồn điền; bọn chính trị gia quèn, muốn cai trị bằng chế độ nô lệ – tất cả bọn chúng muốn lòe bịp và xuyên tac đạo lý khéo léo, đến mức làm cho thiên hạ phải kinh ngạc. Bọn chúng có thể lợi dụng kinh Thánh và những gì gì nữa, mà chính bọn chúng và tất cả mọi người khác không thể tin được.” – Quan điểm của Ông Ô guyxtanh, người mém chút nữa đã đưa được cuộc đời bác Tôm về với ánh sáng. Chỉ là mém chút nữa thôi!

Tup leu bac Tom
Túp lều bác Tôm – Harriet Beecher Stowe

Có thể nói Túp Lều Bác Tôm đóng vai trò rất quan trọng, là ngòi nổ để nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai miền Bắc (phản đối chế độ nô lệ) – Nam (ủng hộ chế độ nô lệ) nước Mỹ từ năm 1961 – 1965, là minh chứng rõ nhất cho vết nhơ trong lịch sử nước Mỹ. Khi có dịp diện kiến tác giả tiểu thuyết , tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã thốt lên: “Vậy ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách gây ra cuộc chiến vĩ đại này”.

Một cuốn sách vĩ đại, vĩ đại không thua kém bất kỳ cuốn sách kinh điển nào!

Wikipedia

Nguồn: Lương Tịnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

6 COMMENTS

  1. Great post. I was checking continuously this blog and I am impressed! Very helpful info particularly the last part 🙂 I care for such information much. I was looking for this certain info for a very long time. Thank you and good luck.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

Tổng hợp